Thứ Tư,24/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Bến Lức

Đóng
KHU VỰC TƯỢNG ĐÀI BẾN LỨC (Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) 23/02/2016
Di tích Khu vực tượng đài Bến Lức là nơi ghi dấu sự kiện đấu tranh của quần chúng, nhân dân lao động ngày 4/6/1930 với tượng đài người phụ nữ giương cao cờ đỏ búa liềm.
Cuộc biểu tình diễn ra ngày 4/6/1930 với khẩu hiệu và yêu sách “bỏ thuế thân”, “chia đất công điền cho dân nghèo” do bà Võ Thị Thú - vợ Hương Chánh Huỳnh Văn Thâu dẫn đầu. Vợ chồng Hương chánh Huỳnh Văn Thâu là một chức sắc trong tề làng An Thạnh, rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và được giác ngộ cách mạng nên có khả năng quy tụ đông đảo quần chúng làm nên cuộc biểu tình ngày 4/6/1930. Đoàn biểu tình xuất phát từ khu vực đình An Thạnh kéo đến Nhà Việc của Ban Hội Tề và yêu cầu gặp cai tổng Cương để đưa yêu sách. Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, cai tổng Cương phải chấp nhận yêu sách và hẹn ngày hôm sau có quan lớn trên tỉnh xuống ngã ba Thanh Hà giải quyết. Cuộc biểu tình bước đầu giành được thắng lợi. Ngày 05/6/1930, quan Tham Biện Pháp và cai tổng Cương cùng với đông đảo đám lính khố xanh được trang bị đầy đủ súng ống để đàn áp cuộc biểu tình. Được lệnh của Tham Biện Pháp, lính khố xanh nổ súng đàn áp dữ dội, bọn chúng xé cờ và bắt đi hơn 30 người trong đó có bà Võ Thị Thú và vợ Hương bộ Lê Văn Tảo chúng cho là những kẻ cầm đầu.
Cuộc biểu tình tuy bị đàn áp nhưng đã gây được tiếng vang, một chấn động lớn lao. Lần đầu tiên trong một vùng nông thôn yên tĩnh làng An Thạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổ ra một cuộc biểu tình, đấu tranh quyết liệt trước kẻ thù. Cuộc biểu tình của quần chúng làng An Thạnh kéo về chợ Bến Lức là đỉnh cao của phong trào đấu tranh cho đến lúc ấy ở Trung Quận. Với những ý nghĩa lịch sử quan trọng ấy, Khu vực tượng đài Bến Lức đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An công nhận di tích cấp tỉnh ngày 27 tháng 01 năm 1994 theo Quyết định số 119/QĐ-UB.




Các tin khác:


1

Tìm kiếm