Thứ Sáu,19/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Hòa

Đóng
MIẾU ÔNG LÊ CÔNG TRÌNH (Giồng Đế, ấp 4, Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An) 16/03/2016
Miếu thờ ông Lê Công Trình – một người có công đánh giặc cứu nước theo truyền thuyết dân gian trong phong trào vũ trang Pháp nửa cuối thế kỷ 19.
Miếu Ông khi mới thành lập với vật liệu đơn giản như tràm, đưng, tre nên không tồn tại lâu. Đầu thế kỷ XX, miếu được xây dựng kiên cố với gỗ tốt, mái ngói nên quá trình bảo vệ di tích tương đối tốt. Năm 1972, miếu được trùng tu lại, sau ngày Miền Nam giải phóng, miếu Ông được xây dựng kiên cố với tường gạch, mái ngói, có chánh điện võ ca, nhà trù, quá trình tổ chức lễ hội được duy trì thường xuyên, ngôi miếu được bảo quản tốt.
Miếu Ông trong cách mạng tháng 8/1945 là nơi thành lập và hoạt động của lực lượng Thanh niên Tiền phong Mỹ Thạnh Đông. Hòa trong phong trào Bình dân học vụ khắp chiến khu Đồng Tháp Mười, dưới sự chỉ đạo của chi bộ và Ủy Ban kháng chiến xã Mỹ Thạnh Đông lớp học Bình dân học vụ của xã ra đời tại miếu Ông ấp Giồng Đế. Vào thời điểm này, miếu ông khá lớn, thời gian học không cố định có thể học ban ngày, ban đêm hoặc có khi phải nghỉ nhiều ngày để tránh sự càn quét của địch. Phong trào Bình Dân học vụ nơi đây bắt đầu từ năm 1948 duy trì đến 1952 đã tạo điều kiện cho những người lớn tuổi ở xã Mỹ Thạnh Đông biết đọc, biết viết nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở địa phương.
Có thể nói ngoài vai trò là trung tâm tín ngưỡng của địa phương miếu Ông còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong kháng chiến chống Pháp. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, miếu Ông còn là nơi diễn ra cuộc họp bí mật, trong đó có cuộc họp bí mật để phát động phong trào Đồng Khởi 1960. Với những ý nghĩa lịch sử đó, Miếu ông Lê Công Trình đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 363/QĐ-UBND, ngày 2/2/2007.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm