Thứ Tư,24/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Huệ

Đóng
ĐÌNH VĨNH BÌNH (xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) 16/03/2016
Đình Vĩnh Bình là một trong những ngôi đình cổ được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XIX trên đất Tân An xưa. Ngày 29/11 năm Tự Đức V (8/1/1952), vua Tự Đức đã sắc phong cho Thành Hoàng Bổn Cảnh làng Vĩnh Bình làm “Quảng Hậu Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Chi Thần” và cho phép dân làng được phụng sự.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp vào năm 1947, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đình Vĩnh Bình bị đốt cháy để không còn chỗ đóng quân của thực dân Pháp khi tái chiếm Nam bộ, từ đó Đình Vĩnh Bình còn có tên là Đình Cháy.
Làng Vĩnh Bình được thành lập từ năm 1836, đã được ghi nhận một cách chính thức bằng văn bản hành chính cho nên từ năm 1836 - 1852, được xác định là thời gian thành lập đình.
Đình Vĩnh Bình là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của người dân trong vùng. Những nghi lễ nông nghiệp, cầu xin ơn trên mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an đều được thực hiện ở đình. Đây còn là trụ sở của các hương chức địa phương.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp toàn cõi Đông Dương về tay phát xít Nhật. Xứ ủy Nam bộ thành lập nhiều tổ chức ở khắp nơi ở Tân An. Tại xã Vĩnh Công, quận Châu Thành tổ chức Thanh niên tiền phong Tổng Thạnh Hội Thượng ra đời vào trung tuần tháng 7/ 1945, do ông Võ Văn Trước làm thủ lĩnh, trụ sở này đặt tại đình Vĩnh Bình. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, đình Vĩnh Bình là địa điểm lịch sử ghi nhận nhiều sự kiện trọng đại của địa phương, nơi ra mắt của UBND cách mạng lâm thời xã Vĩnh Công năm 1945, nơi hội họp của Ủy Ban Kháng chiến Hành chính xã những năm đầu kháng chiến.
Đình Vĩnh Bình được xem là một cơ quan văn hóa của làng trong quá khứ và đến ngày nay vẫn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của người địa phương trong các dịp lễ tết.
Đình Vĩnh Bình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2271/QĐ-UB, ngày 7/6/2005.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm