Thứ Sáu,19/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng

Đóng
LÒ GẠCH (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) 25/02/2016

Lò Gạch được phân bố ở bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất tự nhiên, có diện tích 7.802 m2 thuộc đất ở và vườn nhà của hai hộ dân ở ấp 3 Lò Gạch, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng. Hiện nay, vẫn chưa có một lý giải khoa học nào về tên gọi Lò Gạch chỉ biết rằng khu vực phân bố di tích trước đây có nhiều lò gạch, chuyên sản xuất gạch sành sứ…và tên gọi được lưu truyền từ đó.

Lò Gạch là di chỉ khảo cổ học, có tầng văn hóa dày, phong phú về chất liệu, đa dạng về địa hình. Đây là một di chỉ cư trú với nhiều cụm di tích với con số lên đến 387 hiện vật. Phát hiện tại di tích cho thấy cư dân cổ ở Lò Gạch còn biết chế tạo những công cụ bằng đá, bằng xương, sừng…chứng minh hoạt động săn bắt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp rất phát triển. Về niên đại, các nhà nghiên cứu nhận định Lò Gạch là di chỉ cư trú của cư dân thời đại kim khí (giai đoạn muộn), cách ngày nay 3.000-2.200 năm.

Lò Gạch đã trải qua những đợt thám sát và khai quật nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ. Từ những tư liệu trong lòng đất Lò Gạch cho thấy đây là một di tích quan trọng, có những giá trị tiêu biểu về di tích và di vật, về niên đại, về các ngành nghề và quần thể động vật cổ. Đây là nơi cộng đồng cư dân cổ sinh sống lâu dài với những hoạt động kinh tế - văn hóa phong phú, có mối quan hệ với các cộng đồng cư dân cổ khác ở Đông và Tây Nam bộ.

Những nghiên cứu trên góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử về kỹ thuật, mỹ thuật cổ xưa ở nước ta, góp phần làm sáng tỏ thêm phần lịch sử tự nhiên của vùng đất này thời bấy giờ.

Lò Gạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1209/QĐ-UBND, ngày 02/4/2013./.





Các tin khác:


1

Tìm kiếm