Trang chủ
Văn bản
Hỏi đáp
Sơ đồ website
Góp ý
Cải cách hành chính
Thứ Bảy,05/04/2025
|
Đăng nhập
Giới thiệu
Hoạt động Đoàn
Hoạt động Đảng Ủy khối
Hoạt động Tỉnh Đoàn
Hoạt động Đoàn khối
Hoạt động Cơ sở
Tài liệu tuyên truyền
Lịch sử
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
6 Bài học lý luận chính trị
Điều lệ Đoàn
Mỗi ngày một tin tốt
Giới thiệu việc làm
Góc thư giãn
Đọc và Suy ngẫm
Truyện cười
Thư viện ảnh
Thư viện bài hát
Danh bạ thư điện tử
Kiến thức tin học
Tin học cơ bản
An toàn, an ninh thông tin
Cải cách hành chính
Lượt truy cập
Địa chỉ
Có lỗi xảy ra.
Lỗi: Địa chỉ hiện chưa có.
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Cần Đước
NỀN NHÀ HỘI PHƯỚC VÂN (xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
16/03/2016
Nhà Hội Phước Vân được thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỉ XX, tại chợ Phước Vân. Theo ký ức của các bô lão địa phương, nhà hội có kiểu dáng nhà vuông 4 mái, diện tích 15m x 15m, chiều cao từ 5m đến 5,5m, nền cao 0,5m bằng đá hộc, nền lát gạch tàu hình thoi, mặt tiền quay về hướng Đông Bắc (hướng chợ Phước Vân), mái lợp ngói âm dương, tường gạch.
Năm 1930, Chi bộ Đảng làng Phước Vân được thành lập, với nòng cốt là những người thợ bạc, trong đó có các đồng chí: Nguyễn Văn Hân (Tư Hân), Nguyễn Văn Thân (Tư Thân), Nguyễn Văn Phu (Ba Phu), Nguyễn Văn Tri (Ba Tri), Phạm Văn Mười (Biện Mười), Hai Ngưu…Ngay sau khi ra đời, chi bộ Phước Vân đã tập hợp quần chúng nhân dân các xã vùng thượng của huyện Cần Đước tiến hành cuộc biểu tình trấn áp bọn tề làng, đập phá nhà hội. Hôm ấy, khoảng 20 giờ ngày 4/6/1930, gần 500 người ở các xã Phước Vân, Long Khê, Long Cang, Long Định…, kéo đến trước sân Nhà Hội Phước Vân hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Pháp, đả đảo địa chủ cường hào ác bá, ruộng đất về tay dân cày”. Trước khí thế cách mạng của quần chúng, tên lính gác nhà hội hoảng sợ bỏ chạy. Đoàn biểu tình tiến vào đập phá Nhà Hội và đốt giấy tờ sổ bộ của bọn tề hội.
Năm tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc biểu tình ngày ấy vẫn còn in đậm trong trí nhớ của các cụ cao niên ở Phước Vân. Đó là lần đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phước Vân, Cần Đước đã đứng lên đấu tranh bằng cuộc biểu tình thị uy làm cho giặc Pháp và tay sai khiếp sợ trước sức mạnh của quần chúng. Phế tích nền Nhà Hội Phước Vân còn là chứng tích tố cáo quá trình cai trị của thực dân Pháp bằng việc áp đặt bộ máy hà khắc của nhà nước thuộc địa đối với làng quê Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Với những ý nghĩa quan trọng đó, Nền Nhà Hội Phước Vân đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử tại Quyết định số 2344/ QĐ-UB, ngày 11/7/2001.
Các tin khác:
NGÃ BA TÂN LÂN (ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
NGÃ TƯ TÂN CHÁNH (ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐÌNH TÂN CHÁNH VÀ LĂNG MỘ NGUYỄN KHẮC TUẤN (Xã Tân Chánh – huyện Cần Đước – tỉnh Long An)
(16/03/2016)
MỘ VÀ ĐỀN THỜ TỔNG LÃNH BINH NGUYỄN VĂN TIẾN (ấp 7, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
XÓM TRƯỜNG (ấp 5, xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
1
2
Tìm kiếm