Thứ Tư,04/12/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành

Đóng
KHU VỰC BÀU TRÀM (ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 16/03/2016
Di tích có tên là khu vực Bàu Tràm vì nơi đây là một bàu nước cổ có từ lâu đời, xung quanh bàu nước mọc nhiều cây tràm nên người dân địa phương nơi đây là “Bàu Tràm”. Hiện nay bàu nước vẫn còn rộng khoảng 4000m2, có lẽ do kiến tạo của tự nhiên và tác động của con người trong quá trình canh tác ruộng lúa, bàu nước cạn dần và hiện nay sâu khoảng 0,5 – 0,7m, riêng cây tràm thì không còn nữa.
Vào cuộc tổng tiến công năm Mậu Thân ngày 9/5/1968, tại Bàu Tràm – Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa đã diễn ra trận tập kích vào cụm xe tăng của Mỹ. Đây là trận đánh có ý nghĩa sâu sắc đối với vùng ven Sài Gòn, đã mở thông đường vận chuyển chiến lược vào phía Tây Sài Gòn cho đợt tấn công vào đầu não địch lần 2 – Mậu Thân 1968.
Khu vực Bàu Tràm nằm chính giữa đồng ruộng được án ngữ một vòng cung là bàu nước từ phía Tây đến phía Tây Nam, phía Bắc là rừng sến, phía Nam là Giồng Lớn tạo cho nơi đây một vị trí quan trọng trong việc phản công và phòng ngự. Hiện nay quang cảnh xung quanh đả thay đổi nhiều so với thời điểm diễn ra trận đánh năm 1968. Dấu vết vật chất có thể nhìn thấy là những hầm trú ẩn của xe tăng, những vũng lầy, những mương hào nhưng do thời gian và tác động của con người , hiện nay chỉ còn sót lại một vài cái nông, không rộng lắm.
Chiến thắng Bàu Tràm là chiến công của bộ đội chủ lực Miền và quân dân Đức Hòa, một lần nữa khẳng định quân và dân ta đã đánh thắng Mỹ, chiến thắng này đã làm cho kẻ thù khiếp sợ bởi chất anh hùng của người Việt Nam đã trở thành truyền thống được hun đúc trong 4000 năm lịch sử và là điểm son chói lọi ghi vào trang sử vẻ vang của quân đội ta.
Với những ý nghĩa lịch sử đó, Di tích lịch sử Khu vực Bàu Tràm đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 518/UB-QĐ, ngày 1/2/2000.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm