Thứ Tư,04/12/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành

Đóng
DI TÍCH LỊCH SỬ KHU TƯỞNG NIỆM CÁN BỘ, CHIẾN SĨ SƯ ĐOÀN 9 VÀ THANH NIÊN XUNG PHONG MIỀN, HY SINH TRONG CHIẾN DỊCH MẬU THÂN 1968 (Xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 16/03/2016
Sau cuộc tổng công kích Mậu Thân quân ta rút ra vùng ven để củng cố lực lượng. Cuối tháng 4 – 1968, Phân khu 2 được lệnh chuẩn bị tổng tiến công Sài Gòn lần 2. Nhiệm vụ của quân và dân Đức Hòa cũng giống như lần 1, vừa phục vụ chiến đấu vừa tổ chức đánh địch trên địa bàn, đảm nhiệm công tác hậu cần, tải thương. Để chuẩn bị tấn công đợt 2, các đơn vị thuộc Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 tập kết nhiều địa điểm ở Đức Hòa, sau đó tấn công vào thành phố. Ban chỉ huy Trung đoàn 2 đóng tại nhà ông Nguyễn Văn Yên nay thuộc ấp 4 xã Đức Hòa Đông. Tham gia phục vụ Sư đoàn 9 trên địa bàn Đức Hòa còn có lực lượng Thanh niên xung Phong giải phóng miền Nam, trực tiếp là các Đội thuộc Liên đội 9.
Lúc bấy giờ Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 bố trí Đại Đội 12 nằm sát bìa bưng ấp Bình Thủy, biệt lập hoàn toàn với đội hình Tiểu đoàn 6. Cùng tham gia phục vụ Đại đội 12 là một số đội viên Thanh niên xung Phong của Liên đội 9 và Thanh niên xung phong Phân khu 2. Địa điểm đóng quân của Đại đội 12 và Thanh niên xung phong là khu vực đìa Gò, Gò Nếp Than. Nơi đây có một khu tràm rộng khoảng 3-4 hecta, nhân dân địa phương gọi là “Tràm Cấm”.
Sáng sớm ngày 8- 5 năm 1968, địch đưa Trung đoàn 49 – Sư đoàn 25 ngụy có xe tăng, pháo binh và máy bay yểm trợ, càn vào ấp Bình Thủy với lực lượng đông hơn ta gấp nhiều lần. Trước tình hình trên, Đại đội 12 và các chiến sĩ thanh niên xung phong nhanh chóng rút vào khu tràm, bám giao thông hào, tổ chức chống trả địch. Cuộc càn từ 6 giờ sáng kéo dài đến 16 giờ cùng ngày, máy bay, pháo kích địch oanh tạc ác liệt nên tất cả 32 cán bộ, chiến sĩ Đại đội 12 Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 và 06 chiến sĩ Thanh niên xung phong Liên đội 9 thuộc Tổng đội thanh niên xung phong giải phóng miền Nam đã anh dũng hy sinh. Trận chống càn trên, quân ta tiêu diệt trên 30 tên địch, bắn cháy tại chỗ 2 xe M113, bắn hư hỏng một số xe tăng khác, bắn cháy 02 máy bay trực thăng (HU.IA).
Để tưởng nhớ cán bộ chiến sĩ xả thân vì đất nước, nhân dân địa phương lập miếu thờ tại đây, hương khói hằng đêm. Đến ngày 12-4 âm lịch năm sau (1969), nhân dân địa phương đã kín đáo tổ chức lễ giỗ cho các liệt sĩ. Để che mắt địch nhân dân nói rằng đây là lễ giỗ ông Cố Tổ đại thần – người có công khai phá vùng đất này. Từ đó về sau, theo lệ hàng năm đến đến ngày 12-4 âm lịch nhân dân địa phương đều tổ chức lễ giỗ cho các liệt sĩ.
Với những ý nghĩa vô cùng to lớn di tích “ Khu tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 9 và Thanh niên xung phong Miền hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968” đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định 2158/QĐ- UBND ngày 12-7-2011.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm