Thứ Năm,21/11/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Hòa

Đóng
ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP KHU 7, 8, 9 (ấp 3, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) 16/03/2016
Nơi đây ngày 10/12/1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ tổ chức hội nghị mở rộng bàn bạc và quyết định nhiều vấn đề chiến lược trong đó có quyết định thành lập khu 7, 8, 9.
Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng ngày 10/12/1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ tổ chức hội nghị tại nhà ông Nguyễn Văn Kiêu gần Kinh Cùng – làng Bình Hòa – quận Thủ Thừa – tỉnh Tân An, nay thuộc ấp 3 - xã Bình Hòa Nam - huyện Đức Huệ - tỉnh Long An. Tại hội nghị này, Xứ ủy đã quyết định chia Nam Bộ thành 3 khu quân sự hành chính gọi là khu 7, 8, 9 và chỉ định Bộ chỉ huy các khu. Khu 7 gồm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khu 8 gồm các tỉnh miền Trung Nam Bộ, khu 9 gồm các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Xứ ủy chọn nơi đây làm địa điểm hội nghị vì làng Bình Hòa từ Kinh Cùng đến rạch Xẻo Tràm, rạch Cần Dè, Giồng Nổi nay thuộc ấp 3 – xã Bình Hòa Nam từng là căn cứ kháng chiến của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ và một số đơn vị vũ trang ở Nam Bộ. Dọc theo hai bờ kinh rạch, các cơ quan hành chính, quân y… đơn vị bộ đội như chi đội 13, chi đội 15 đóng rải rác nhiều nơi phần lớn là đóng tại nhà dân. Cũng có một số cán bộ và các đơn vị bộ đội cất nhà và láng trại để đóng quân.
Thời gian đóng quân tại đây của văn phòng Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, tổng hành dinh khu 7 và các đơn vị bộ đội ở làng Bình Hòa – quận Thủ Thừa – tỉnh Tân An từ đầu tháng 11/1945 đến tháng 5/1946. Sau khi giặc Pháp cho máy bay ném bom khu vực này, các cơ quan đơn vị bộ đội rút quân về khu vực Đồng Tháp Mười.
Địa điểm thành lập khu 7, 8, 9 đã đi vào lịch sử thời kỳ 9 năm trường kháng chiến chống Pháp là một trong những điểm son chói lọi trong trang sử hào hùng của quân khu 7 nói riêng và Nam Bộ nói chung. Với những ý nghĩa ấy, địa điểm thành lập khu 7, 8, 9 đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 3512/QĐ-UBND, ngày 2/12/2010.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm