Trang chủ
Văn bản
Hỏi đáp
Sơ đồ website
Góp ý
Cải cách hành chính
Thứ Bảy,05/04/2025
|
Đăng nhập
Giới thiệu
Hoạt động Đoàn
Hoạt động Đảng Ủy khối
Hoạt động Tỉnh Đoàn
Hoạt động Đoàn khối
Hoạt động Cơ sở
Tài liệu tuyên truyền
Lịch sử
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
6 Bài học lý luận chính trị
Điều lệ Đoàn
Mỗi ngày một tin tốt
Giới thiệu việc làm
Góc thư giãn
Đọc và Suy ngẫm
Truyện cười
Thư viện ảnh
Thư viện bài hát
Danh bạ thư điện tử
Kiến thức tin học
Tin học cơ bản
An toàn, an ninh thông tin
Cải cách hành chính
Lượt truy cập
Địa chỉ
Có lỗi xảy ra.
Lỗi: Địa chỉ hiện chưa có.
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Hòa
GIỒNG DINH (ấp Dinh, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
16/03/2016
Giồng Dinh là tên một ấp thuộc xã Mỹ Thạnh Tây. Giồng là vùng đất cao, gò, phân biệt hẳn với những vùng đất thấp là vùng đất bưng.
Trong thời gian kháng Pháp lần 2, Giồng Dinh thuộc chiến khu Đông Thành. Do vị trí đặc biệt của 5 xã Bắc Thủ Thừa: Thạnh Lợi, Bình Hòa, Bình Thành, Mỹ Hạnh, Mỹ Quý, phần lớn các cơ quan lãnh đạo kháng chiến cấp miền, khu 7, thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và một số tỉnh…đã tập trung về đóng quân nơi đây. Trước tình hình đó năm 1946, Ủy ban kháng chiến miền Nam quyết định thành lập quân khu Đông Thành, một chiến khu có vị trí chiến lược rất quan trọng. Tháng 3/1947, thực dân Pháp mở cuộc càn quy mô lớn vào Đông Thành, trọng điểm là dùng binh chủng dù đánh vào Giồng Dinh nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não ở đây của ta gồm Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam bộ, Xứ Ủy Nam bộ, Khu 7…Và tại nơi đây ngày 9/3/1947,Trung đội bảo vệ thuộc Chi đội Hải ngoại IV cùng các lực lượng địa phương đã bẻ gãy cuộc tấn công này, tiêu diệt gọn 2 Trung đội lính dù của thực dân Pháp. Chiến thắng Giồng Dinh đã tạo niềm tin đối với quân dân ta, khẳng định ta hoàn toàn đánh bại được những lực lượng hiện đại và tinh nhuệ của thực dân Pháp. Chiến thắng Giồng Dinh đã đi vào lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào bất diệt của quân dân Đông Thành.
Di tích lịch sử Giồng Dinh là nơi ghi dấu sự kiện trọng đại, một chiến tích oai hùng của quân dân Đông Thành trong lịch sử 9 năm kháng Pháp của dân tộc ta. Đây là một điểm son trong trang sử vẻ vang của quân dân ta, nó chứng minh cho sự tài tình và sáng suốt của Đảng đã sử dụng linh hoạt đặc thù địa phương để xây dựng Đông Thành thành một căn cứ cách mạng, không có căn cứ Đông Thành không thể có chiến thắng Giồng Dinh lịch sử. Với ý nghĩa đó, Giồng Dinh đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 1659/QĐ.UB, ngày22/8/1994.
Các tin khác:
BẾN PHÀ ĐỨC HUỆ (Thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
ĐỊA ĐIỂM ĐẾ QUỐC MỸ THẢM SÁT NHÂN DÂN VÀM RẠCH GỐC (ấp 2, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP KHU 7, 8, 9 (ấp 3, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
KHU HỘI ĐỒNG SẦM (ấp Tân Hòa, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
KHU VỰC QUÉO BA (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
1
2
Tìm kiếm