Thứ Bảy,27/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Bến Lức

Đóng
Di tích lịch sử khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (23/02/2016)

Di tích là nơi lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910-24/12/1996), nguyên quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam… một nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín và tài năng; người chiến sĩ cộng sản kiên định, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Di tích gồm ngôi nhà thời niên thiếu của Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và Khu tưởng niệm.


ĐÌNH MƯƠNG TRÁM (ấp 5, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh long An) (23/02/2016)
Về tên gọi Mương Trám, người dân địa phương cho rằng vì hai bên rạch có rất nhiều tràm gây khó khăn trong quá trình lưu thông, đôi lúc xuồng ghe không qua được nên họ gọi đây là rạch Mương Trám. Ngôi đình kế bên Rạch Mương Trám nên nhân dân trong vùng vẫn gọi Đình Mương Trám cho đến ngày nay.

KHU VỰC TƯỢNG ĐÀI BẾN LỨC (Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
Di tích Khu vực tượng đài Bến Lức là nơi ghi dấu sự kiện đấu tranh của quần chúng, nhân dân lao động ngày 4/6/1930 với tượng đài người phụ nữ giương cao cờ đỏ búa liềm.

KHU VỰC XÓM NGHỀ (ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
Gọi khu vực này có tên là Xóm Nghề vì khi xưa cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Nơi đây, vào năm 1838, Nguyễn Trung Trực đã cất tiếng khóc chào đời và cũng chính nơi đây người anh hùng đã làm rạng danh tổ quốc.

NHÀ LONG HIỆP (ấp Long Bình, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
Nhà Long Hiệp – niềm tự hào của nhân dân Đảng bộ huyện Bến Lức và tỉnh Long An. Nơi đây, tháng 11/1930 Tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Chợ Lớn đã được thành lập đánh dấu một bước ngoặc lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Chợ Lớn.

RỪNG TRÀM BÀ VỤ( xã Lương Hòa/An Thạnh/ Tân Bửu/Tân Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) (23/02/2016)
Rừng tràm Bà Vụ nằm về phía Bắc huyện Bến Lức thuộc khu vực có địa hình trũng trấp, ven bờ Vàm Cỏ Đông. Về tên gọi Bà Vụ, theo người dân địa phương do có một người đàn bà sống bằng nghề bán rượu ở con kênh đào gần đó nên gọi là kênh Bà Rượu, do cách phát âm của người Nam bộ nên đọc trại ra thành kinh Bà Vụ. Toàn thể vùng đất này cũng được gọi là rừng tràm Bà Vụ. Trong hai cuộc kháng chiến rừng tràm Bà Vụ là căn cứ cách mạng nằm trong hệ thống liên hoàn các căn cứ Vườn Thơm, Bà Vụ - Láng Le, Bàu Cò lừng danh trên đất Long An. Các đồng chí Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm,Võ Công Tồn, Hồ Văn Long…đã dày công xây dựng cơ sở Đảng nơi đây.

1

Tìm kiếm