Có lỗi xảy ra.
Lỗi: Địa chỉ hiện chưa có.
|
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Cần Đước
NGÃ BA TÂN LÂN (ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Từ sau Đồng Khởi, đế quốc Mỹ tiến hành can thiệp miền Nam đến mức độ cao hơn với kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng, tăng cường quân chủ lực, dồn dân vào ấp chiến lược nhằm tách rời cách mạng khỏi quần chúng. Trước âm mưu của địch, Đảng bộ Long An, động viên mọi lực lượng yêu nước tiến hành chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện, phát động phong trào cách mạng quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
|
|
NGÃ TƯ TÂN CHÁNH (ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Sau phong trào Đồng Khởi, tại khu vực ngã tư Tân Chánh, lúc 7h sáng ngày 12/12/1961, chi bộ huyện Cần Đước, nhân dân đã tổ chức cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù. Lực lượng ta khoảng 500 chị em từ các ấp tập trung tại ngã tư với đầy đủ băng cờ, khẩu hiệu. Đoàn người đi trong hàng ngũ chỉnh tề tiến thẳng đến đồn Tân Chánh, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: “chống càn quét, chống khủng bố”, “Đả đảo đại diện Khoa, yêu cầu rút khỏi Tân Chánh”, “Trả chồng con về làm ăn”. Trước tình hình đó, lính Ngụy dàn hàng ngang, bắn chỉ thiên hăm dọa. Lập tức bà Phạm Thị Xứng (bà Tư), bà Nguyễn Thị Chơi (bà Mười) một tay cầm giỏ trầu, một tay cầm khẩu hiệu vượt lên phía trước, miệng kêu gọi mọi người xông tới.
|
|
MỘ VÀ ĐỀN THỜ TỔNG LÃNH BINH NGUYỄN VĂN TIẾN (ấp 7, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1848 tại chợ Quản Tập (nay thuộc thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An). Mới 16 tuổi, ông đã tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân chiến đấu dưới cờ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định. Với tài võ nghệ, mưu trí và ý chí căm thù giặc sâu sắc, ông đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, làm cho giặc Pháp phải khiếp vía. Chẳng bao lâu ông được làm Chưởng cơ điều khiển cánh nghĩa quân hoạt động ở vùng Tân An, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc ngày nay. Năm 1868, khi Nguyễn Trung Trực mất, ông được tôn làm Tổng lãnh binh để tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Dưới tài lãnh đạo của ông, nghĩa quân đã hoạt động mạnh trên một địa bàn rộng lớn từ Cần Đước đến Biên Hòa, Bà Rịa.
|
|
XÓM TRƯỜNG (ấp 5, xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Xóm Trường là tên một xóm nhỏ thuộc ấp 4 và 5 xã Long Sơn hiện nay. Tại đây, ngày xưa có ông Nguyễn Văn Thơm người xóm này là một bầu gánh Hát bội khoảng 30 – 40 người. Để diễn tập trước khi đi lưu diễn ông đã lập ra ba trường hát , một tại Xóm Trường lớn, còn hai trường hát nữa thuộc Xóm Trường nhỏ.
|
|
ĐỒN RẠCH CÁT (ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự lớn vào bậc nhất Đông Dương được thực dân Pháp xây dựng ở bờ bắc vàm sông Rạch Cát. Từ năm 1903, Pháp bắt đầu xây dựng Đồn Rạch Cát và hoàn thành năm 1910. Sau đó, thực dân Pháp cho quân đóng với ý đồ lập nơi đây thành một căn cứ quân sự vì đây là một vị trí khá thuận lợi cho việc kiểm soát giao thông đường sông từ miền Tây lên Sài Gòn, kiểm soát 3 cửa sông lớn: Rạch Cát, Vàm Cỏ, Nhà Bè khống chế khu vực Cần Giờ - Vũng Tàu, tạo thế vững chắc trong chiến tranh. Đồn Rạch Cát là một pháo đài quân sự với tầm cỡ lớn nhất nhì ở nước ta. Đồn có thể chống lại tất cả các loại pháo hạng nặng và được trang bị trọng pháo lớn với mục đích phục vụ cho ý đồ chiến lược của chúng là xâm lược lâu dài đất nước ta, bảo vệ thuộc địa, bảo vệ cơ quan đầu não đóng tại Sài Gòn khỏi các thế lực muốn tranh giành Việt Nam.
|
|
KHU VỰC NHÀ DÀI (xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Chiến thắng Nhà Dài ngày 7/1/1946, đã gây một tiếng vang lớn, ảnh hưởng mạnh đối với chiến trường Nam bộ lúc bấy giờ. Đây là chiến công oanh liệt của quân và dân Cần Đước, Cần Giuộc trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
|
|
NỀN NHÀ HỘI PHƯỚC VÂN (xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Nhà Hội Phước Vân được thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỉ XX, tại chợ Phước Vân. Theo ký ức của các bô lão địa phương, nhà hội có kiểu dáng nhà vuông 4 mái, diện tích 15m x 15m, chiều cao từ 5m đến 5,5m, nền cao 0,5m bằng đá hộc, nền lát gạch tàu hình thoi, mặt tiền quay về hướng Đông Bắc (hướng chợ Phước Vân), mái lợp ngói âm dương, tường gạch.
|
|
|
|