|
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Cần Giuộc
CHÙA THẠNH HÒA (ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Chùa Thạnh Hòa được Hòa Thượng Minh Nghĩa chính thức xây dựng từ những năm 1865. Hòa Thượng Minh Nghĩa nổi tiếng là người đạo cao, đức trọng với uy tín của mình đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng hàng loạt chùa chiền trong vùng như: chùa Phước Lâm, chùa Quang Minh, chùa Quan Âm.
|
|
ĐÌNH CHÁNH TÂN KIM (ấp Tân Xuân- xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Khi một số ấp trong xã Tân Kim bắt đầu dựng lên ngôi đình riêng của thôn họ để phân biệt với đình Thanh Câu, đình Thanh Hà, đình Long Phú cùng xã thì Đình Chánh Tân Kim cũng xuất hiện và được gọi đến bây giờ. Đình Chánh Tân Kim được xây dựng năm 1860 trên một khu đất cao ráo với tổng diện tích hơn 2.500m2, trong đó diện tích ngôi đình chiếm 341m2. Buổi đầu, ngôi đình được dựng lên với vật liệu thô sơ bằng cây lá. Sau một thời gian, ngôi đình bị nước làm xói mòn nên dân làng dời lên mảnh đất ở ấp Tân Xuân. Về sau, có người họ Phạm ở Tân Kim hiến khu đất để dựng đình và tọa lạc cho đến ngày nay.
|
|
DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC GÒ NHÀ BÀ SÁU NGỌC (ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Di tích có tên gọi là Gò Bà Sáu Ngọc vì khu vực này vốn là gò đất nằm trong phần đất của bà Trang Thị Ngọc, ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Di tích lịch sử cách mạng Gò Bà Sáu Ngọc là địa điểm đánh dấu sự ra đời của Chi bộ đảng xã Phước Lâm năm 1930. Di tích là một gò đất có diện tích 300m2 và cao hơn mặt nền ruộng 0.7m . Trước đây, di tích vốn là 3 gò đất riêng nhau, có các đường hào, mương ngăn cách, sau đó, chủ nhân đã thuê người san lấp các đường hào để thành một gò duy nhất như hiện nay.
|
|
DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC CẦU KINH (ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cho đắp một con đường đi qua vùng hạ Cần Giuộc tức Hương lộ 12, cùng lúc thực dân Pháp cho đào một đoạn kinh song song với con đường này dài khoảng 1km để chống xói mòn. Con đường qua khu vực này bị ngập mỗi khi thủy triều lên xuống và bà con đã bắt một cái cầu bằng gỗ để đi lại cho thuận tiện - tên gọi Cầu kinh ra đời từ lúc này.
|
|
DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT MIẾU BÀ NGŨ HÀNH (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Miếu bà Ngũ Hành tọa lạc bên bờ Rạch Tràm, tại chợ Long Thượng, thờ Ngũ Hành Nương Nương - vị thần được thờ rất nhiều ở các đình Nam bộ giúp cho phong điều vũ thuận – quốc thới dân an. Ở Long Thượng ngày nay không ai xác định được miếu Ngũ Hành xuất hiện vào lúc nào, nhưng như chúng ta biết, miếu là một thiết chế văn hóa tín ngưỡng dân gian phục vụ cho nhu cầu tinh thần cơ bản của làng, ắt hẳn nó xuất hiện trong quá trình khai hoang lập ấp.
|
|
|
|