|
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành
CHÙA LINH NGUYÊN ( ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Theo các vị hòa thượng trụ trì đời trước truyền lại vào năm 1802 tổ khai sơn là Hải Tịnh có một đệ tử cũng tu hành tại đây pháp danh là Minh Nguyên. Vị tăng này là một học trò thông minh và theo ông là có “tính linh” nên hòa thượng Hải Tịnh bèn lấy chữ “Linh” ghép với chữ “Nguyên” đặc cho tên chùa là Linh Nguyên. Từ ấy đến nay tên chùa không có sự thay đổi nào.
|
|
ĐÌNH MỸ HẠNH (ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Đình Mỹ Hạnh là ngôi đình cùng tên với làng Mỹ Hạnh. Đình được tái thiết năm 1992, diện tích kiến trúc là 255m2 tọa lạc trên một khu đất rộng 3400m2. Về tổng thể, đình Mỹ Hạnh gồm một ngôi chánh điện và nhà khách.Chánh điện có kiến trúc tứ trụ (hay tứ tượng) , một kiểu kiến trúc phổ biến nhất của đình Nam Bộ. Nhà khách phía sau bằng xi măng, mái lợp tôn. Tuy có nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc bày trí và thờ tự vẫn thể hiện đầy đủ nét văn hóa truyền thống của đình làng Nam bộ.
|
|
ĐỒN ĐỨC LẬP (ấp Chánh, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược, nơi đây có tên gọi là “Bót Đức Lập” do lực lượng địch chiếm đóng để bảo vệ khu hành chánh và quân sự của chúng tại xã Đức Lập, quận Đức Hòa. Trong thời gian Mỹ xâm lược, Ngụy quyền thành lập đồn và cho lực lượng tiểu đoàn 33 Biệt động quân và sau đó là tiểu đoàn 51 Biệt động quân thuộc lực lượng tổng trù bị quân Ngụy Sài Gòn chốt đóng để bảo vệ Hậu Nghĩa và ngăn chặn quân ta tiến về Sài Gòn.
|
|
GIỒNG CÁM (ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Địa danh Giồng Cám xuất hiện từ bao giờ và có nguồn gốc từ đâu không ai rõ. Nhưng theo các cụ già địa phương đây là địa danh có cấu tạo theo cách địa thế tự nhiên và cây cối. Vào thời Nam tiến lưu dân người Việt thấy vùng đất nơi đây cao hơn xung quanh và mọc nhiều cây cám nên mới gọi là Giồng Cám.
|
|
KHU VỰC BÀU TRÀM (ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Di tích có tên là khu vực Bàu Tràm vì nơi đây là một bàu nước cổ có từ lâu đời, xung quanh bàu nước mọc nhiều cây tràm nên người dân địa phương nơi đây là “Bàu Tràm”. Hiện nay bàu nước vẫn còn rộng khoảng 4000m2, có lẽ do kiến tạo của tự nhiên và tác động của con người trong quá trình canh tác ruộng lúa, bàu nước cạn dần và hiện nay sâu khoảng 0,5 – 0,7m, riêng cây tràm thì không còn nữa.
|
|
KHU VỰC BÓT CŨ (ấp Thuận Hòa 1, xã Hòa Khánh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Khu vực di tích có tên là Bót Cũ thuộc ấp Thổ Mộ, xã Hòa Khánh, quận Đức Hòa. Sở dĩ có tên gọi này là vì nơi đây thực dân Pháp cho xây dựng đồn vào những năm 1946-1947, nhằm đàn áp phong trào cách mạng ở địa phương. Đây là địa điểm Mỹ - Diệm xử chém người đảng viên trung kiên Lê Văn Cảng ngày 6/3/1960.
|
|
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BIỆT KÍCH HIỆP HÒA (Thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Trung tâm huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa là trung tâm huấn luyện biệt kích của Mỹ nằm sát bờ sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận xã Hiệp Hòa. Được xây dựng với mục đích huấn luyện các đội Biệt kích nhằm cung cấp cho các cánh quân biệt kích biên giới Tây Nam Bộ, trung tâm huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa là một căn cứ lớn nhất ở Nam bộ lúc bấy giờ của Mỹ - Ngụy. Lực lượng trong căn cứ khoảng 500 tên biệt kích được tổ chức thành 5 đại đội mẫu và 2 đại đội học viên dưới sự chỉ huy và huấn luyện của 14 sĩ quan Mỹ và 21 sĩ quan Ngụy.
|
|
DI TÍCH LỊCH SỬ KHU TƯỞNG NIỆM CÁN BỘ, CHIẾN SĨ SƯ ĐOÀN 9 VÀ THANH NIÊN XUNG PHONG MIỀN, HY SINH TRONG CHIẾN DỊCH MẬU THÂN 1968 (Xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Sau cuộc tổng công kích Mậu Thân quân ta rút ra vùng ven để củng cố lực lượng. Cuối tháng 4 – 1968, Phân khu 2 được lệnh chuẩn bị tổng tiến công Sài Gòn lần 2. Nhiệm vụ của quân và dân Đức Hòa cũng giống như lần 1, vừa phục vụ chiến đấu vừa tổ chức đánh địch trên địa bàn, đảm nhiệm công tác hậu cần, tải thương. Để chuẩn bị tấn công đợt 2, các đơn vị thuộc Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 tập kết nhiều địa điểm ở Đức Hòa, sau đó tấn công vào thành phố. Ban chỉ huy Trung đoàn 2 đóng tại nhà ông Nguyễn Văn Yên nay thuộc ấp 4 xã Đức Hòa Đông. Tham gia phục vụ Sư đoàn 9 trên địa bàn Đức Hòa còn có lực lượng Thanh niên xung Phong giải phóng miền Nam, trực tiếp là các Đội thuộc Liên đội 9.
|
|
CĂN CỨ LIÊN QUẬN 5,6,7,8 & BAN HOA VẬN, BAN CÔNG VẬN THUỘC KHU ỦY SÀI GÒN CHỢ LỚN GIA ĐỊNH (1961-1964). (ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa)
(16/03/2016)
|
Ngoài tên gọi trên di tích còn có tên là căn cứ Giồng Dứa vì căn cứ chủ yếu tọa lạc tại khu vực Giồng Dứa. Nhằm xây dựng và phát triển lực lượng, Khu ủy và các cơ quan, đơn vị trực thuộc khu ủy mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cốt cán cho phong trào đô thị và nông thôn. Những lớp đào tạo này do nhu cầu về an ninh và bí mật nên không thể tổ chức trong nội thành, vì thế phải xây dựng những căn cứ ở ven khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn để phục vụ nhu cầu này. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, khu vực Giồng Dứa thuộc xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa đã được Liên quận 5,6,7,8 và Ban Hoa vận, Ban Công vận trực thuộc Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định chọn làm căn cứ. Tại căn cứ Giồng Dứa đồng chí Nguyễn Văn Thuyền đã tuyển chọn, đào tạo cán bộ, xây dựng được một chi bộ mật trong nội thành và đặt bí danh là Chi bộ A. Hệ thống giao thông liên lạc giữa nội thành và căn cứ được xây dựng. Từ đó, phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang ở nội thành và ở Liên quận 5,6,7,8 càng trở nên khởi sắc.
|
|
|
|