Thứ Sáu,19/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành

Đóng
GIỒNG CÁM (ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 16/03/2016
Địa danh Giồng Cám xuất hiện từ bao giờ và có nguồn gốc từ đâu không ai rõ. Nhưng theo các cụ già địa phương đây là địa danh có cấu tạo theo cách địa thế tự nhiên và cây cối. Vào thời Nam tiến lưu dân người Việt thấy vùng đất nơi đây cao hơn xung quanh và mọc nhiều cây cám nên mới gọi là Giồng Cám.
Sáng 23/11/1940, Quản Nên chỉ huy Bếp Nhung và hai lính là Thái Kim Hưng và Trần Thanh Hai đi lùng bắt các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa ở làng Mỹ Hạnh nhưng đã bị ta phục kích, tiêu diệt được Quản Nên và Bếp Nhung thu được 4 súng. Sau đó Ban chỉ huy chỉ đạo khởi nghĩa quận Đức Hòa ra lệnh phân tán lực lượng, một số rút về Tây Ninh, số còn lại vượt sông Vàm Cỏ Đông sang Thủ Thừa. Chiều 23/11/1940, bọn địch ở Đức Hòa đi lấy xác tên Quản Nên và Bếp Nhung đã bắn chết và vùi chung 4 người dân vô tội ở con mương nhà ông Lê Văn Khách. Sáng 24/11/1940, bọn Pháp tổ chức đàn áp dã man với qui mô lớn hơn. Bọn chúng đã đốt hơn 40 ngôi nhà, bắt hơn 30 người, bắn chết 17 người và vùi xác xuống con mương nhà ông Lê Văn Khách.
Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ và chiến thắng Giồng Cám là tiếng vang báo hiệu cho cơn bão táp cách mạng lật nhào chế độ thực dân phong kiến vào tháng 8/1945. Việc ta tiêu diệt được 2 tên ác ôn Quản Nên và Bếp Nhung là một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử, nêu cao tinh thần yêu nước, sự mưu trí dũng cảm trước quân thù và khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân. Qua đó Đảng bộ và nhân dân ta đã rút được những bài học kinh nghiệm quí giá về khởi nghĩa vũ trang để sau này tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng tháng 8/1945 lịch sử.
Với những ý nghĩa đó, Di tích lịch sử Giồng Cám đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 518/UB-QĐ, ngày 1/2/2000.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm