Thứ Năm,19/09/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành

Đóng
MỘ VÀ MIẾU THỜ NGUYỄN VĂN QUÁ (ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 16/03/2016
Di tích là nơi an táng và thờ cúng một vị anh hùng chống Pháp vào cuối thế kỷ 19, người đã cùng Tổng lãnh binh Phan Văn Hớn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu, còn gọi là “thập bát phù viên” vào ngày 8/2/1885.
Nguyễn Văn Quá sinh năm 1831 tại ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa. Xuất thân trong gia đình nông dân nho giáo, cha là thầy dạy chữ nho, ông sống trong giai đoạn đất nước có nhiều biến cố quan trọng về đời sống chính trị. Năm 1885, Nguyễn Văn Quá cùng ông Phạm Văn Hồ - dân làng Tân Thới Tam, ông thầy Trang…tập hợp nghĩa quân đấu tranh. Ông Phan Văn Hớn làm tổng lãnh binh, Nguyễn Văn Quá làm phó chỉ huy. Cuộc nổi dậy ở 18 thôn vườn trầu được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân các vùng lân cận Đức Hòa, Củ Chi. Đêm 8 rạng 9/2/1885, nghĩa quân mồi đuốc dẫn đường, tay cầm giáo, mác…hướng vào dinh quận Hóc Môn bằng ba cánh quân từ hướng Bà Điểm, Củ Chi, Bến Phân…nội ứng ngoại hợp nên nghĩa quân đã giết được Trần Tử Ca. Sau khi Trần Tử Ca chết, Pháp đem quân lên Hóc Môn lùng bắt những người có tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Ông Nguyễn Văn Quá bị bắt và bị xử tử cùng một số người tham gia.
Để tưởng nhớ đến công lao của ông, con cháu và nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi miếu để thờ cúng ông. Miếu có kiểu dáng nhà dân gian hai mái với tường bằng xi măng. Phía sau là nhà hậu được xây để phục vụ cho ngày giỗ. Cách miếu không xa là mộ ông Nguyễn Văn Quá, vợ ông và mộ của con cháu ông.
Với những ý nghĩa lịch sử ấy, di tích Mộ và Miếu thờ Nguyễn Văn Quá đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 518/UB-QĐ, ngày 1/2/2000.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm