Thứ Sáu,29/03/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Châu Thành

Đóng
CĂN CỨ LIÊN QUẬN 5,6,7,8 & BAN HOA VẬN, BAN CÔNG VẬN THUỘC KHU ỦY SÀI GÒN CHỢ LỚN GIA ĐỊNH (1961-1964). (ấp Giồng Lớn, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa) 16/03/2016
Ngoài tên gọi trên di tích còn có tên là căn cứ Giồng Dứa vì căn cứ chủ yếu tọa lạc tại khu vực Giồng Dứa. Nhằm xây dựng và phát triển lực lượng, Khu ủy và các cơ quan, đơn vị trực thuộc khu ủy mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cốt cán cho phong trào đô thị và nông thôn. Những lớp đào tạo này do nhu cầu về an ninh và bí mật nên không thể tổ chức trong nội thành, vì thế phải xây dựng những căn cứ ở ven khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn để phục vụ nhu cầu này. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, khu vực Giồng Dứa thuộc xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa đã được Liên quận 5,6,7,8 và Ban Hoa vận, Ban Công vận trực thuộc Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định chọn làm căn cứ. Tại căn cứ Giồng Dứa đồng chí Nguyễn Văn Thuyền đã tuyển chọn, đào tạo cán bộ, xây dựng được một chi bộ mật trong nội thành và đặt bí danh là Chi bộ A. Hệ thống giao thông liên lạc giữa nội thành và căn cứ được xây dựng. Từ đó, phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang ở nội thành và ở Liên quận 5,6,7,8 càng trở nên khởi sắc.
Ban Hoa vận không chỉ tập hợp những người lao động, trí thức, công nhân mà còn vận động cả nhóm tư sản người Hoa tham gia đóng góp cho cách mạng như tiền, vàng, thuốc men gửi ra vùng kháng chiến mà còn tổ chức lực lượng vũ trang tại đô thị, phong trào diệt ác phá kìm được tổ chức ngay tại cơ sở. Ngoài ra, Ban Hoa vận còn hoạt động tốt trong công tác hậu cần, tuyên huấn góp phần vào công cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ - ngụy.
Từ năm 1961- 1963, Ban Công vận về hoạt động tại Giồng Dứa, trực tiếp lãnh đạo là đồng chí Trần Văn Kiểu. Ban Công vận đã tuyển chọn và mở nhiều lớp cán bộ cài vào các tổ chức công nhân công khai như: Tổng liên đoàn lao động, Tổng liên đoàn lao công và các nghiệp đoàn để tập hợp lực lượng và lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ theo chủ trương của Đảng thể hiện qua các cuộc đấu tranh ngày 01/ 5/ 1961 với 16.000 công nhân tham gia hội hợp mít tinh, cuộc bãi công ngày 12-2-1962 của công nhân hãng dệt Vimytex.
Tóm lại, trong thời gian 1961- 1964, Liên quận 5,6,7,8 cùng Ban công vận, Ban Hoa vận thuộc khu ủy Sài Gòn- Chợ Lớn – Gia Định với những mũi tiến công quân sự đã góp phần làm lung lay chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, căn cứ đã góp phần quan trọng vào thành tích đấu tranh cách mạng của Khu ủy, là minh chứng cho truyền thống cách mạng của quân và dân nơi đây.
Với những ý nghĩa lịch sử quan trọng ấy Căn cứ liên quận 5,6,7,8 cùng Ban công vận, Ban hoa vận thuộc khu ủy Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định (1961 – 1964) đã được UBND tỉnh Long An công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 23/8/2012.




Các tin khác:


12

Tìm kiếm