Thứ Năm,25/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Hòa

Đóng
BẾN PHÀ ĐỨC HUỆ (Thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Trước đây nơi này có tên là bến phà Mỹ Thạnh Đông, sau ngày giải phóng, huyện Đức Huệ cho tiến hành đóng phà qua lại trên sông, giao thông cũng được thuận lợi hơn, lâu dần thành quen, người dân nơi đây thường gọi là bến phà Đức Huệ.

ĐỊA ĐIỂM ĐẾ QUỐC MỸ THẢM SÁT NHÂN DÂN VÀM RẠCH GỐC (ấp 2, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Rạch Gốc là một con rạch nhỏ chảy từ sông Vàm Cỏ Đông vào trong vùng bưng thuộc xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ. Do lòng rạch quanh co, nước chảy xiết nên lâu ngày ở hai bên bờ rạch bị xói lở, cây cối bị tuột dốc lòi rễ nên nhân dân thường gọi là Rạch Gốc.

ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP KHU 7, 8, 9 (ấp 3, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Nơi đây ngày 10/12/1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ tổ chức hội nghị mở rộng bàn bạc và quyết định nhiều vấn đề chiến lược trong đó có quyết định thành lập khu 7, 8, 9.

GIỒNG DINH (ấp Dinh, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Giồng Dinh là tên một ấp thuộc xã Mỹ Thạnh Tây. Giồng là vùng đất cao, gò, phân biệt hẳn với những vùng đất thấp là vùng đất bưng.

KHU HỘI ĐỒNG SẦM (ấp Tân Hòa, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Di tích có tên gọi là “Khu Hội Đồng Sầm” vì hội đồng Sầm là một địa chủ người gốc Bà Chiểu, Sài Gòn, đến khai phá lập đồn điền. Dinh cơ và cơ sở vật chất của tên địa chủ này như kho tàng và rất nhiều nhà cửa thì tập trung ở một nơi khoảng 20 mẫu, mọi người gọi là khu Hội Đồng Sầm nay là ấp Tân Hòa, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

KHU VỰC QUÉO BA (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Khu vực Quéo Ba là nơi xưa kia có 3 cây quéo cổ thụ mọc chung một chỗ, dần Quéo Ba trở thành tên một ấp nay thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Tại khu vực này năm 1957, tổng thống Ngụy Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng một khu trù mật điển hình của Nam bộ, nhân dân thường gọi là khu trù mật Quéo Ba.

SÂN VẬN ĐỘNG QUÉO BA (ấp 2, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Sân vận động Quéo Ba nằm trong vùng đất thuộc ấp Quéo Ba xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ. Trong phần đất này có một khoảng đất trống bằng phẳng, nền cao nằm lọt giữa các đám ruộng, mùa khô, thanh niên địa phương thường đến đây chơi đá banh nên chỗ này còn được gọi là Sân vận động Quéo Ba. Khu vực sân vận động Quéo Ba gắn liền sự kiện thực dân Pháp thả bom thảm sát hàng trăm đồng bào ta ngày 1/5/1948, trong khi mọi người tập trung về đây chuẩn bị mít-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.

MIẾU ÔNG GIỒNG LỚN (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Di tích có tên gọi là miếu ông Giồng Lớn là nơi thờ tự ông Lê Công Trình. Miếu Ông là cơ sở tín ngưỡng dân gian, đồng thời nơi đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở địa phương.

MIẾU ÔNG LÊ CÔNG TRÌNH (Giồng Đế, ấp 4, Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An) (16/03/2016)
Miếu thờ ông Lê Công Trình – một người có công đánh giặc cứu nước theo truyền thuyết dân gian trong phong trào vũ trang Pháp nửa cuối thế kỷ 19.

ĐỊA ĐIỂM THỰC DÂN PHÁP THẢM SÁT NHÂN DÂN KINH LÒ ĐƯỜNG NGÀY 28/1/1947. (ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Ban đầu kinh có tên gọi là kinh Lộ Mới, vài năm sau mới có người dân tập trung sống đông đúc hai bên bờ kinh, trong số những hộ dân sinh sống tại đây thì có khoảng 5 – 6 hộ gia đình mở lò sản xuất đường, từ đó có tên gọi là kinh Lò Đường.

1

Tìm kiếm