Thứ Năm,21/11/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Đức Huệ

Đóng
CĂN CỨ PHÂN KHU ỦY VÀ BỘ TƯ LỆNH PHÂN KHU III TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ(1967-1969) (xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Là vùng ven sông, địa hình rậm rạp, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thuận Mỹ là một trong những căn cứ của nghĩa quân Trương Định, Nguyễn Trung Trực và cũng là căn cứ trong hệ thống căn cứ địa ở Tân Trụ - Châu Thành. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Thuận Mỹ với bề dày truyền thống chống ngoại xâm cùng với vị trí địa lý, địa hình thuận lợi Thuận Mỹ đã được Phân khu III chọn làm căn cứ địa phòng ngự trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 và hoàn thành nhiệm vụ bám trụ vùng ven đầy gian khổ, hy sinh đến cuối năm 1969.

CÙ TRÒN (ấp Tân Long, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Cù Tròn là tên một cù lao ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Kéo dài từ Tân Lục (An Lục Long) đến Phú Tây (Thanh Phú Long) và ăn sang tỉnh Tiền Giang do đoạn uốn cong của sông Cầu Hàng chảy qua. Ngày trước khi đến đây khẩn hoang, lập ấp, có lẽ ông cha ta nhận thấy địa hình nơi đây phức tạp, đất liền nằm xen kẻ với các doi lá ngập sình lầy và xoay vòng lại hình tròn xoáy trôn ốc, tách biệt hẳn với các khu vực xung quanh…nên đặt tên cho nó là cù lao tròn. Theo thời gian, địa danh này được đồng bào địa phương gọi một cách giản lược là cù Tròn (hay xóm Tròn) và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.

ĐÌNH HÒA ĐIỀU (xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Đình Hòa Điều là ngôi đình làng của thôn Hòa Điều, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đình được xây dựng sau khi thôn Hòa Điều chính thức được thành lập và được sắc phong vào ngày 24/11/1852. Đình Hòa Điều ngoài chức năng là cơ sở tín ngưỡng dân gian còn là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của hai cuộc kháng chiến chống giặc ở địa phương.

ĐÌNH VĨNH BÌNH (xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Đình Vĩnh Bình là một trong những ngôi đình cổ được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XIX trên đất Tân An xưa. Ngày 29/11 năm Tự Đức V (8/1/1952), vua Tự Đức đã sắc phong cho Thành Hoàng Bổn Cảnh làng Vĩnh Bình làm “Quảng Hậu Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Chi Thần” và cho phép dân làng được phụng sự.

KHU LƯU NIỆM GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Giáo sư Trần Văn Giàu là một nhà cách mạng, nhà giáo ưu tú, nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, người cống hiến cả cuộc đời cho đất nước đến hơi thở cuối cùng. Di tích bao gồm nhà thờ họ Trần và khu mộ của giáo sư cùng gia tộc.

KHU VỰC MIỄU BÀ CỐ (xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Miễu Bà Cố là ngôi miếu nhỏ được xây dựng cách nay 100 năm, tại ấp Bình Trị, xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành. Tại khu vực này vào ngày 24/2/1954, Tiểu đoàn 309 phối hợp cùng quân dân Châu Thành phục kích tiêu diệt gọn một tiểu đoàn và một đại đội quân địch, lập nên một trong những chiến thắng vang dội nhất trong lịch sử chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược trên đất Long An.

MỘ ĐỖ TƯỜNG PHONG - Địa điểm lưu niệm bậc nghĩa sĩ trong phong trào kháng Pháp (1872 – 1878) (ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Mộ Đỗ Tường Phong là nơi an táng và lưu niệm ông Đỗ Tường Phong (1840-1878), một bậc nghĩa sĩ trong phong trào vũ trang kháng Pháp những năm 1872 - 1878. Ông là một trong những vị được tôn thờ tại đình Tân Xuân và gắn liền với gốc tích lễ hội làm Chay ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

1

Tìm kiếm