Thứ Sáu,26/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn thị xã Kiến Tường

Đóng
ĐỒN ÔNG TỜN (ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, TX Kiến Tường, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Theo các bô lão địa phương địa danh Ông Tờn không biết xuất hiện từ bao giờ, có lẽ ông Tờn là người đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này. Khi ông mất đi, vì thương tiếc người đã mở đất, lập làng nên đã lấy tên ông đặt cho vùng đất ông đã khai phá. Gò ông ở được gọi là Gò Ông Tờn.

KHU VỰC GÒ BẮC CHIÊNG (Phường 1, Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Gò Bắc Chiêng nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Tây là một trung tâm kinh tế - chính trị - quân sự rất quan trọng của khu vực Đồng Tháp Mười- địa điểm ghi dấu chiến thắng Trận Mộc Hóa 1948 lừng danh.

NÚI ĐẤT (Phường 2, Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Tọa lạc tại thị trấn Mộc Hóa, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7km, cách thành phố Tân An 68km về phía Tây Bắc, di tích Núi Đất là khu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp được tạo dựng nên bằng trí tuệ và bàn tay lao động của con người.

VÙNG BẮC CHAN (ấp Bắc Chan II, xã Tuyên Thạnh, TX Kiến Tường, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Bắc Chan trong quá khứ là địa danh của một vùng đất tràm mọc thành rừng, sông rạch chằng chịt. Ngày nay là tên của một ấp thuộc xã Tuyên Thạnh nằm ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây cách thị trấn Mộc Hóa 4km. Tháng 3/1946, khi Khu 8 được thành lập trở lại đã chọn vùng Bắc Chan làm căn cứ đầu tiên để củng cố và xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài. Cũng chính nơi đây vào tháng 11/1953, đã diễn ra đại hội tỉnh Đảng bộ đầu tiên tỉnh Mỹ Tho.

1

Tìm kiếm