|
Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn thành phố Tân An
ĐÌNH KHÁNH HẬU (KP Quyết Thắng 2, phường Khánh Hậu,TP Tân An, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Đình Khánh Hậu là đình làng thờ Thành hoàng bổn cảnh, xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Vì vậy, tên đình có sự thay đổi gắn liền với tên làng, xã. Khi thành lập đến trước năm 1917, đình thuộc làng Tường Khánh nên gọi là đình Tường Khánh. Sau năm 1917, thôn Tường Khánh và Nhơn Hậu xác nhập lại thành làng Khánh Hậu, đình có tên Khánh Hậu và tên gọi này tồn tại từ đó đến nay.
|
|
ĐÌNH XUÂN SANH (Khu phố Xuân Hòa 2, phường VI, TP Tân An, tỉnh Long An).
(16/03/2016)
|
Là ngôi đình làng được xây dựng khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, có tên nguyên thủy là đình Xuân Sanh – theo tên thôn này từ thuở khai hoang mở đất. Đình Xuân Sanh là nơi hội họp, lễ hội của dân làng, ngoài ra đình còn đảm nhận chức năng hành chính, xã hội của chế độ tự trị của làng, xã. Đây còn là nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử ở địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
|
|
NHÀ THUỐC MINH XUÂN ĐƯỜNG (số 17, đường Nguyễn Duy, phường 1, Tp Tân An, tỉnh Long An.)
(16/03/2016)
|
Di tích có tên gọi Nhà thuốc Minh Xuân Đường hay còn được gọi là Nhà số 17. Đây là một căn nhà nằm trong dãy phố đầu tiên ở tỉnh lỵ Tân An, do thương gia Ấn kiều tên Ibrahim hay còn gọi là Chà Hiêm đứng ra thầu xây cất và cho thuê mướn thu hoa lợi. Nhà được xây khoảng từ năm 1934 đến 1936 vào thời điểm nhà lồng chợ Tân An đã làm xong. Năm 1936, lương y Lê Minh Xuân lúc ấy là chủ tiệm thuốc bắc Nam Cường (Mỹ Tho) và Nam Phương (Phú Mỹ) về đây thuê mở phòng mạch và buôn bán hàng xén. Kể từ đó, ngôi nhà mới có tên gọi Nhà thuốc Minh Xuân Đường.
|
|
NHÀ TỔNG THẬN (số 4 Ngô Quyền, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Tổng Thận tên thật là Trần Khắc Thận xuất thân từ một gia đình vọng tộc thân Pháp, theo công giáo, gốc người Quảng Nam di cư vào vùng Cù Lao Giêng (Long Xuyên). Cuối thế kỷ XIX, ông được thực dân Pháp bổ nhiệm về tỉnh Tân An làm Cai tổng, tổng Thạnh Hội Thượng, quận Châu Thành, làng Bình Lập. Khoảng năm 1892 - 1893, Trần Khắc Thận cho xây cất ngôi nhà này theo kiểu kiến trúc biệt thự Pháp. Kể từ đó, người Tân An thường gọi đây là “nhà Tổng Thận”.
|
|
NHÀ VUÔNG (xã Bình Tâm, thành phố Tân An, tỉnh Long An)
(16/03/2016)
|
Nhà Vuông loại hình kiến trúc đặc biệt gắn liền với tiến trình khai hoang, lập ấp của nhân dân Long An nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng. Cách nay khoảng 3 thế kỷ, trong quá trình Nam tiến, lưu dân người Việt từ miền Ngũ Quảng đã vượt biển vào Nam lập nên quê hương mới. Buổi đầu khẩn hoang, khi có đủ số dân theo quy định, những đơn vị hành chính cơ sở như: thôn, phường, lân, ấp được thiết lập thì song song đó, các thiết chế văn hóa như nhà vuông, đình, chùa lần lượt ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân trên vùng đất mới. Nhà vuông xuất hiện đầu tiên, là nơi hội họp, quyết định mọi vấn đề liên quan đến cộng đồng dân cư và đáp ứng nhu cầu tâm linh, cúng bái tưởng nhớ đến công đức của các vị tiền hiền đã có công khai cơ mở đất.
|
|
|
|