Thứ Bảy,27/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Tân Hưng

Đóng
GÒ GÒN (ấp Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Gò Gòn là một vùng đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Từ năm 1958 - 1960, cha con địa chủ Lê Văn Tồn, Lê Phước Hữu dựa vào thế lực của ngụy quyền và bọn bảo an, dân vệ địa phương, tiến hành cướp đoạt số ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã cấp cho nông dân trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Trước tình hình trên, Tỉnh ủy Kiến Tường quyết định đưa Đơn vị 402 cơ động tỉnh về phối hợp Đơn vị 408 đang hoạt động tại Vùng 8 tìm cách tiêu diệt bọn bảo an, dân vệ trong vùng, trừ khử những tên địa chủ, ác ôn, đột nhập những khu “dinh điền”, khu “trù mật”, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá các khu gom dân của địch.

KHU VỰC KINH NGUYỄN VĂN TRỖI (xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) (16/03/2016)
Trong hệ thống kinh đào phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, kinh Nguyễn Văn Trỗi đã để lại dấu ấn lịch sử, bởi nơi đây từng ghi dấu chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 504 - Kiến Tường ngày 20/4/1968. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Mỹ ngụy tăng cường lực lượng phòng bị vành đai xung quanh Sài Gòn. Vùng Đồng Tháp Mười có vành đai biên giới Việt Nam - Campuchia dài 137 km được địch đặc biệt quan tâm bởi đây là tuyến hành lang vận chuyển vũ khí mang tính chiến lược của lực lượng cách mạng từ biên giới xuống chiến trường Nam bộ. Khu vực kinh Nguyễn Văn Trỗi thường xuyên có lực lượng tiểu đoàn biệt kích do Mỹ huấn luyện và chỉ huy, phong tỏa ngày đêm khu vực biên giới. Bọn chúng khét tiếng hung ác nên có biệt danh là “Trâu điên”. Để khai thông tuyến hành lang vận chuyển vũ khí của ta, Quân khu 8 chỉ đạo Tiểu đoàn 504 Kiến Tường bằng mọi giá phải tiêu diệt tiểu đoàn biệt kích này.

1

Tìm kiếm