Thứ Sáu,26/04/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Tân Thạnh

Đóng
CỔ MIẾU TÂN HÒA (ấp Trung, xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) 16/03/2016
Cổ miếu Tân Hòa ban đầu có tên gọi là Miếu bà Chúa Xứ, được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX để thờ “Chúa xứ Nương Nương” – một loại hình tín ngưỡng dân gian thuộc dạng thờ mẫu rất phổ biến ở Nam Bộ và Long An. Năm 1976, miếu được đổi thành Cổ Miếu Tân Hòa, miếu còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1930 – 1945, Đồng Tháp Mười trở thành địa bàn hoạt động của những Đảng viên Đảng Cộng sản, các đồng chí kết hợp với người ở địa phương, trước kia là thành viên hoạt động trong hội kín Nguyễn An Ninh để gây dựng cơ sở Đảng. Cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, miếu Tân Hòa là nơi tập hợp lực lượng chính trị, dân quân, thanh niên tiền phong,…. để tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Miếu là trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã Tân Hòa – nằm trong căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười, miếu Tân Hòa là nơi tổ chức nhiều phong trào cách mạng.
Cổ miếu Tân Hòa còn là trận địa quan trọng trong trận phục kích chống càn năm 1950, địch chia làm 3 cánh quân tiến vào đánh phá. Phía ta, Bộ Tư lệnh Khu 8 giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Đồng Tháp, Liên khu Trung đoàn 120 – 105 kết hợp bộ đội địa phương và du kích các xã triển khai đánh địch. Tại miếu Tân Hòa, du kích xã bố trí gài mìn đón đường tiến quân của địch. Do địa hình sình lầy, mìn bị dìm xuống không nổ nên sau đó phải đóng trạm kê lên cao, đoàn xe lội nước của địch chạy ra bị vướng mìn, xe chỉ huy nổ tung, trận đánh này đã làm thất bại âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ của địch, là một trong những trận đánh tiêu biểu nhất của quân dân du kích địa phương trong chín năm kháng chiến chống Pháp.
Chiến dịch Điện Biên phủ kết thúc thắng lợi ngày 7/5/1954 đã buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương. Trước tình hình đó, tại Cổ Miếu chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên, chi bộ xã tiến hành tổ chức cuộc họp bí mật nhằm tổ chức xây dựng lực lượng phát động phong trào Đồng Khởi phá thế kiềm kẹp của địch trên địa bàn xã.
Cổ Miếu Tân Hòa được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 2350/QĐ-UBND, ngày 24/8/2010.




Các tin khác:


1

Tìm kiếm