Thứ Hai,02/12/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Tân Thạnh

Đóng
GÒ GIỒNG DUNG (xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) 16/03/2016
Gò Giồng Dung thuộc xã Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh là một gò thấp nằm trong hệ thống nhiều gò nối tiếp nhau, cánh đồng ruộng kéo dài đến tận Gò Tháp, mang nhiều dấu vết của đường bờ biển cổ.
Trên gò Giồng Dung này, Võ Duy Dương đã xây dựng đồn lũy Tà Là là một trong ba đồn lớn nhất án ngữ và bảo vệ bản doanh Gò Tháp – trung tâm căn cứ địa Đồng Tháp Mười trong phong trào kháng Pháp 1864 - 1866. Cùng với đồn Tiền, đồn Hữu, đồn Trung tạo thành một hệ thống liên hoàn các đồn lũy, Gò Giồng Dung đã đi vào lịch sử như một chứng tích biểu dương cho tinh thần quật khởi, yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Đồng Tháp Mười thời kỳ chưa có Đảng.
Với địa thế của Đồng Tháp Mười nếu lấy Gò Tháp làm trung tâm thì nghĩa quân có thể vận chuyển vũ khí, lương thực vào tận căn cứ hoặc ban đêm tập kích các đồn bót địch. Từ đây, có thể đi lại dễ dàng giữa các đồn chính và đồn phụ, có thể tiếp xúc với các cửa ngõ, ngược lại người lạ không tài nào thông thuộc đường đi. Ngay khi còn hoạt động ở đất Ba Giồng, Võ Duy Dương đã sử dụng một phần tính năng của Đồng Tháp Mười. Ba Giồng cung cấp sức người và của, Đồng Tháp Mười là bàn đạp tiến quân làm tiêu hao sinh lực địch vừa là vật che chắn bảo vệ nghĩa quân. Từ đây, có thể tiến lên miền Đông, xuống miền Tây, qua Cao Miên hay ra biển đều thuận lợi. Ngoài ra, còn có một yếu tố khác hết sức thuận lợi trong việc chọn Đồng Tháp Mười đó là: ở phía Tây Nam lúc bấy giờ có hai lực lượng nghĩa quân hoạt động của Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Tấn Kiều. Đây chính là những nhân tố đầu tiên tạo cơ sở cho căn cứ Đồng Tháp Mười phát triển sau này.
Hệ thống đồn lũy đã được xây dựng ở Đồng Tháp Mười bởi Võ Duy Dương, nơi ghi dấu trận chiến ác liệt cuối cùng của ông ở căn cứ Đồng Tháp Mười.
Gò Giồng Dung đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 5167/QĐ.UB, ngày 09/10/1995.




Các tin khác:


1

Tìm kiếm