Thứ Sáu,29/03/2024    |

Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng

Đóng
GÒ ÔNG LẸT (ấp Ông Lẹt, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) (25/02/2016)

Gò Ông Lẹt có địa thế là gò đất cao, ít bị ngập khi mùa nước nổi. Gò nằm trên xã Vĩnh Thuận của huyện Vĩnh Hưng ngày nay có diện tích tự nhiên khoảng 110 ha. Chính địa thế thuận lợi này mà địch ở căn cứ Măng Đa quyết định đóng quân tại đây.


ĐỒN LONG KHỐT (xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) (25/02/2016)

Sừng sững trên tuyến đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, đồn Long Khốt được thành lập ngày 10/8/1975, phiên hiệu là 773 thuộc công an vũ trang, nay là 885 thuộc Bộ Tư lệnh biên phòng Long An thuộc 3 xã Thái Trị, Thái Bình Trung và Tuyên Bình huyện Vĩnh Hưng.


SÔNG TUYÊN BÌNH (xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) (25/02/2016)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua xã Tuyên Bình, Trung đội 1 của Đại đội đặc công 918 thuộc tỉnh Kiến Tường đã làm nên một kỳ tích oanh liệt tiêu diệt 25 tàu chiến của địch.


GÒ CHÙA NỔI (xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) (25/02/2016)

Sở dĩ có tên gọi là Gò Chùa Nổi vì đây là một gò đất nổi cao, trên gò có chùa và gò này chưa bao giờ bị ngập lụt vào mùa lũ nên nhân dân trong vùng quân gọi là Gò Chùa Nổi. Ngoài ra, theo dân gian thì tên “Chùa Nổi” còn xuất phát từ truyền thuyết nước nổi lên đến đâu thì chùa và gò nổi lên đến đó.


LÒ GẠCH (xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) (25/02/2016)

Lò Gạch được phân bố ở bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất tự nhiên, có diện tích 7.802 m2 thuộc đất ở và vườn nhà của hai hộ dân ở ấp 3 Lò Gạch, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng. Hiện nay, vẫn chưa có một lý giải khoa học nào về tên gọi Lò Gạch chỉ biết rằng khu vực phân bố di tích trước đây có nhiều lò gạch, chuyên sản xuất gạch sành sứ…và tên gọi được lưu truyền từ đó.


1

Tìm kiếm