Thứ Bảy,27/07/2024    |

Cải cách hành chính

Đóng
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRẺ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LONG AN QUYẾT TÂM PHẤN ĐẤU CÙNG NHÀ TRƯỜNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN 03/10/2022

Trường Chính trị tỉnh Long An được thành lập theo Quyết định số 5054-QĐ/UB của UBND tỉnh Long An ngày 27/9/1995, được sáp nhập từ trường Đảng Võ Văn Tần và trường Đảng Lê Hồng Phong. Tuy tên trường Chính trị tỉnh Long An thành lập từ năm 1995, nhưng để có tên trường Chính trị tỉnh Long An thì bao lớp thế hệ ông, cha là giảng viên đi trước đã cống hiến, hy sinh để bảo vệ và giữ vững nền tảng chính trị của dân tộc, góp phần bảo vệ đất nước, giành lấy độc lập dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Ngày 19/5/1946, đúng vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp chính trị đầu tiên được tổ chức tại Rạch Bần do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành A trực tiếp lên lớp. Đây được xem là lớp chính trị đầu tiên được giảng dạy tại Long An, cũng là cái nôi cho sự phát triển trường Chính trị tỉnh Long An hiện nay. Trải qua bề dày lịch sử với những tên gọi khác nhau như: trường Đảng Tân An, trường Trần Chí Nam (huyện Cần Giuộc), trường Đảng Võ Văn Tần (Long An), trường Đảng Lê Hồng Phong (Kiến Tường),... đã xây dựng, vung đấp và phát triển lên Trường Chính trị tỉnh Long An  phát triển và vững mạnh. Chính vì những đóng góp to lớn của các thế hệ ông, cha là giảng viên của trường đã tạo nên giá trị lịch sử của Trường hiện nay. Ghi nhớ công ơn cũng như trân trọng những cống hiến, hy sinh đó của các thế hệ giảng viên đi trước, mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên, giảng viên và viên chức nói chung, đội ngũ giảng viên trẻ của trường Chính trị tỉnh Long An hiện nay ra sức kế thừa, vung đắp, quyết tâm và xây dựng trường Chính trị tỉnh Long An ngày càng vững mạnh và phát triển hơn.

Những năm qua toàn thể Nhà trường, cán bộ, đảng viên, viên chức trường nỗ lực ra sức phấn đấu vì mục tiêu chung của cả đơn vị với những kết quả đạt được vô cùng to lớn như: năm 1996 Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba do đã có thành tích xuất sức trong công tác từ năm 1991 đến năm 1995, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc[1]; Năm 2003 được Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương tặng thưởng bằng khen[2]; năm 2005 tiếp tục được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì do đã có thành tích xuất sức trong công tác từ năm 1999 đến năm 2003, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc[3]; gần đây nhất Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Long An vinh dự được Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An danh hiệu Đảng bộ cơ sở 5 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2017 đến năm 2021;...

Với những thành tích đáng khích lệ đó, Đảng ủy, Lãnh đạo nhà trường và toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức Nhà trường hiện nay đang quyết tâm thực hiện bước phát triển mới là đạt danh hiệu trường chính trị chuẩn theo Quy định 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư ra quy định về trường chính trị chuẩn. Dựa trên tinh thần đó, toàn Đảng bộ quyết tâm thực hiện và được sự thống nhất toàn đảng viên của Đảng bộ cơ sở về Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ sở trường Chính trị tỉnh Long An nhiệm kỳ 2020 - 2025 với sự thống nhất cao về các mặt, đặt ra mục tiêu về nhiệm vụ phát triển trường Chính trị tỉnh Long An đạt danh hiệu trường chuẩn đến năm 2025.

Nhận thức tầm quan trọng đó là đội ngủ giảng viên trẻ của Nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, phấn đấu nhiều hơn nữa, rèn luyện nhiều hơn nữa, xác định đúng trong nhận thức về trường chính trị chuẩn. Để từ đó ra sức phấn đấu, cống hiến hết mình vì sự nghiệp chung của toàn thể Nhà trường nói riêng và cũng là góp phần xây dựng và bảo vệ cả hệ thống chính trị của địa phương nói chung vững mạnh, phát triển và xứng tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Để thực hiện được, thì đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà trường cần xác định được mục tiêu, phương hướng của bản thân trong nhận thức về trường chính trị chuẩn để phấn đâu, rèn luyện, cụ thể như:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về lập trường chính trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Để làm được điều đó, mỗi giảng viên trẻ của Nhà trường phải tuyệt đối giữ vững tính chất tiên phong và vai trò gương mẫu của nghề nhà giáo cả trong tư tưởng và cả hành động, cả trong đạo đức lẫn trong cuộc sống, lối sống. Muốn vậy, trước hết đội ngũ giảng viên trẻ phải rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, phân biệt rạch ròi giữa đúng với sai, và đủ dũng khí làm theo cái tốt, đấu tranh loại bỏ tiêu cực, cơ hội từ chính bản thân mình. Rèn luyện bản lĩnh chính trị còn giúp đội ngũ giảng viên trẻ, tránh căn bệnh kiêu ngạo, chủ quan, ỷ lại và tự cao. Muốn vậy, thì cần phải luôn luôn đặt mình vào trong tổ chức, không đứng ngoài, đứng trên tổ chức, tập thể, cộng đồng. Chỉ có tự giác và nghiêm chỉnh thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập, noi gương những giảng viên là lãnh đạo hay những giảng viên lâu năm, tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo - cầm quyền của Đảng, Nhà nước thì “lòng dạ mới trong sáng mãi” và bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà trường mới giữ được như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Thứ hai, phấn đấu, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thiện để đáp ứng đủ điều kiện của giảng viên, theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn để góp phần hướng đến trường Chính trị tỉnh Long An đạt danh hiệu trường chính trị chuẩn năm 2025.

Thứ ba, cố gắng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Phải tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách sư phạm. Kiến thức ở đây không chỉ là kiến thức chuyên ngành mà còn là kiến thức liên ngành. Kiến thức giữa các bộ môn: lý luận về chủ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Những vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản,... đều liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nội dung mỗi bài giảng. Giảng viên trẻ cần có tinh thần cầu tiến, tiếp tục rèn luyện các mặt: tập viết, tập giảng, rèn luyện tác phong sư phạm, kỷ luật làm việc, kỷ luật phát ngôn, bản lĩnh chính trị, tích cực đi dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm công tác và kinh nghiệm ở trường để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức vào trong bài giảng của mình.. Tích cực, chủ động trong hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức thực tiễn.

Thứ , tích cực đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện cũng như có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất phù hợp với các tiêu chí trường chuẩn. Để thực hiện được điều đó, nguồn giảng viên trẻ cần xác định được rằng cơ sở vt chất của Nhà trường là bộ mặt trang nghiêm thể hiện tính cách mạng chân chính của trường đảng. Các hình ảnh ngoại hiên của bộ mặt văn hóa về cơ sở vật chất tại trường với các yếu tố như: Quốc Kỳ, cờ Đảng, tượng Bác, các nghi thức lễ tân, trang phục công sở,... Đây là những yếu tố bên ngoài thể hiện sự trang nghiêm của trường chính trị. Vì thế, mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên của trường nói chung, đội ngũ giảng viên trẻ nói riêng, cần phải đóng góp tích cực xây dựng và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, cần thiết, hợp lý, tránh phô trương hình thức, tránh lãng phí ngân sách của nhà nước trong xử dụng hiệu quả cơ sở vật chất tại Nhà trường hướng đến cơ sở vật chất của trường chính trị chuẩn.

Thứ năm, rèn luyện thường xuyên đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người để có những ứng xử văn minh hiện đại và chuẩn mực của một nhà giáo. Cần phải xác định đúng đạo đức nghề nghiệp của một giảng viên chính trị là xác định bản thân là một cánh tay đắc lực trong hệ thống chính trị của đất nước cũng vừa là vinh dự và vừa là trách nhiệm của mỗi bản thân. Một mặt, cần phải xây dựng cho mình một phong cách, tư cách giảng viên trường đảng chân chính. Phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường. Thì mỗi người cần phải xác định và thật sự tâm huyết, không được dao động trước những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cần phải rèn luyện đức tính văn hóa trong chuẩn mực ứng xử cụ thể là xác định đúng các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa đồng nghiệp, mối liên hệ của mình với học viên và với nhân dân, gia đình và xã hội.

Thứ năm, thực hiện tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ và tương trợ đồng nghiệp lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những hành vi và việc làm của bản thân. Nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quyền hạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác; hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao với chất lượng, hiệu quả cao. Xem uy tín của Nhà trường là uy tín của bản thân và ngược lại. Đặc biệt, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình; dám nhận khuyết điểm, hạn chế và góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp của mình trên tinh thần xây dựng để mọi người cùng tiến bộ. Đặc biệt, việc thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại hàng năm trên tinh thần công tâm, khách quan, thực chất, tránh hình thức; khen thưởng và xử lý sai phạm đúng người, đúng việc để mọi người nể phục, rút kinh nghiệm, tránh sai sót, vi phạm tương tự. Tránh tình trạng thấy cái đúng không dám bảo vệ, thấy cái sai không dám lên án vì ngại va chạm. Hoặc có phát biểu nhưng lại phát biểu không đúng nơi, đúng chỗ hay có góp ý nhưng ý kiến lại mang tính thiếu xây dựng…

Thứ sáu, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đến ơn đáp nghĩa, các hoạt động đoàn, hoạt động công đoàn trong Nhà trường, cũng như góp phần xây dựng quê hương Long An ngày càng giàu mạnh.

Thứ bảy, lãnh đạo Nhà trường cần tạo mọi điều kiện tốt nhất, giúp đỡ, hỗ trợ đội ngũ giảng viên trẻ (và cả nguồn giảng viên) sớm được tiếp cận, hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Trường, hướng đến đạt các chỉ tiêu về trường chuẩn, trong đó có mục tiêu là đội ngũ giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm) chiếm tỉ lệ ít nhất 75% tổng số cán bộ, viên chức. Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên trẻ nói riêng thì Lãnh đạo Trường cần xác định xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh và hướng đến danh hiệu trường chính trị chuẩn.

Tóm lại, với bề dày lịch sử của trường Chính trị tỉnh Long An và những thành tích mà Trường đã đạt được. Mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên và người lao động nói chung, đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà trường nói riêng, cần hiểu được những giá trị lịch sử để lại và trân trọng những đóng góp của lớp thế hệ giảng viên đi trước, từ đó góp phần giữ vững thành tích xuất sắc của Nhà Trường. Để làm được điều đó, trước tiên đội ngũ giảng viên trẻ cần hiểu được những quy định về trường chính trị chuẩn là như nào? Để từ đó, không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn, rèn luyện đạo đức, trách nhiệm của bản thân, đoàn kết nội bộ, tuyệt đối không dao động, trung thành và ngày càn hoàn thiện bản thân, góp phần vào thành công chung của Nhà trường là hướng đến năm 2025 trường Chính trị tỉnh Long An đạt danh hiệu trường chính trị chuẩn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình hành động của Đảng ủy TCT thực hiện NQ ĐH nhiệm kỳ 2020-2025

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

3. Nghị quyết ĐH Đảng bộ cơ sở TCT nhiệm kỳ 2020-2025.

4. Quy định 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư ra quy định về trường chính trị chuẩn.

5. Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về quy chế giảng viên trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Long An: Lịch sử trường Chính trị tỉnh Long An (1946-2006), tháng 5 năm 2006.



[1] Quyết định số: 880/QĐ-CTN ngày 25/5/1996 của Chủ tịch nước

[2] Quyết định số: 158/QĐ-KT ngày 26/9/2003 của Chủ tịch Nước

[3] Quyết định số: 26/QĐ-CTN ngày 10/01/2005 của Chủ tịch nước





Các tin khác:


12

Tìm kiếm